Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Nhìn lại 18 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công quy mô lớn mới nhất của ĐCSTQ (Phần 2)

Ngày 25/4 cách đây 18 năm, hơn 10.000 người đã tập trung tại Trung Nam Hải để thỉnh nguyện chính quyền Trung Quốc cho phép họ tự do tập luyện Pháp Luân Công và không cấm đoán môn tu luyện này. Những con người này không biết rằng, họ đang từng bước tiến vào một cái bẫy lớn được giương ra chờ sẵn, và những điều khủng khiếp sắp ập lên đầu họ, thay đổi toàn bộ số phận và cuộc đời của họ. Nhưng chính những người đóng vai phản diện trong sự kiện bức hại người tập Pháp Luân Công này, rất nhiều trong số họ cũng có những kết cục bi thảm không kém người bị hại…

5. Hàng trăm quan lớn cấp quốc gia và cấp tỉnh

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm giữ chức Chủ tịch Trung Quốc năm 2012, hàng loạt các quan tham bức hại Pháp Luân Công cũng dần dần bị phanh phui, bắt giữ và bỏ tù. Trong đó, những người quyền cao chức trọng thuộc nhóm lãnh đạo quốc gia như ông Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh cũng không thể may mắn thoát khỏi, ngoài ra còn có ông Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Cốc Tuấn Sơn, Bạch Ân Bồi, Chu Bổn Thuận, Mã Kiến, Trương Việt, Lý Xuân Thành, Chu Minh Quốc, Lưu Thiết Nam, Tương Khiết Mẫn… Những người này đều là quan lớn thuộc các lĩnh vực khác nhau và đều tham gia vào mạng lưới bức hại Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và bị “Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công” lập hồ sơ điều tra. Do đó, nguyên nhân “ngã ngựa” thật sự của những quan to này trên bề mặt là “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, “đấu tranh phe cánh”, nhưng thực chất bên dưới chính là do cấu kết bức hại Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại http://tinhhoa.net
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 18 năm qua, có ít nhất 126 quan viên từ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên bị “ngã ngựa” xuất hiện trong danh sách bức hại nhân quyền Pháp Luân Công, bao gồm cả những người bị “ngã ngựa” trước đại hội 18 của ĐCSTQ.
Ngoài ra, theo con số thống kê của trang Minh Huệ thì sự phân bố số lượng và khu vực là tỷ lệ thuận với mức độ bức hại Pháp Luân Công. Ở một số tỉnh bức hại Pháp Luân Công phi thường nghiêm trọng như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc… thì đều xảy ra chấn động lớn trong giới quan trường địa phương. Số lượng quan viên bị “ngã ngựa” và bị tai ương khác cũng tương đối nhiều, có thể nói cả đoàn thể giới quan trường Trung Quốc đều gặp phải vận rủi.
6. Báo ứng của Tăng Âm Quyền, Trưởng đặc khu Hành chính Hồng Kông

Ngày 22/2/2017, nguyên Trưởng đặc khu Hành chính Hồng Kông Tăng Âm Quyền bị phán “phạm tội có hành vi không chuẩn mực của nhân viên công chức”, bị tòa án cao cấp Hồng Kông phán xét 20 tháng tù giam, trở thành quan chức cao cấp nhất của Hồng Kông bị khởi tố kết tội kể từ ngày Hồng Kông mở cửa.
Ông Tăng Âm Quyền nhậm chức ở chính phủ Hồng Kông hơn 40 năm, từng đảm nhận chức vụ ở Sở Tài chính thời thuộc Anh, sau năm 97 đảm nhận vị trí Sở trưởng Sở Chính vụ, Trưởng đặc khu. Trong thời gian này, ông dần dần thân với ĐCSTQ hơn, nịnh hót ông Giang Trạch Dân và tiếp tay cho tập đoàn ông Giang đàn áp Pháp Luân Công.
Trong nhiệm kỳ của ông Tăng Âm Quyền, Hồng Kông đã phát sinh nhiều sự kiện đàn áp Pháp Luân Công chấn động quốc tế. Đêm trước ngày 1/7/2007, Hồng Kông phát sinh sự kiện trục xuất lớn nhất lịch sử.
Hơn 800 người tập Pháp Luân Công Đài Loan bị từ chối nhập cảnh một cách phi pháp, trong đó bao gồm cả những người không cho lên máy bay hoặc không trả hộ chiếu, hơn 500 người bị trả về ở sân bay Hồng Kông. Những người tập Pháp Luân Công bị nhân viên Hồng Kông bắt trói ở sân bay, cưỡng chế lên máy bay và trục xuất về Đài Loan một cách bạo lực.
Ngày 1/10 cùng năm, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun của nước Mỹ nhận lời mời và đã lên kế hoạch đến Hồng Kông diễn xuất 7 ngày, vé vào cửa đã bán hết sạch. Vậy mà 1 tuần trước khi diễn xuất chính phủ Hồng Kông đã từ chối visa nhập cảnh của 6 nhân viên chế tác chuyên nghiệp chủ chốt, dẫn đến việc diễn xuất của Shen Yun bị buộc phải hủy bỏ.
7. Trụ trì chùa Bảo Liên ở Hồng Kông phỉ báng Pháp Luân Công
Tháng 10/2015 tại Hồng Kông xảy ra một vụ “scandal” trong giới Phật môn làm chấn động xã hội. Theo truyền thông Hồng Kông đưa tin, nữ trụ trì Thích Trí Định của chùa Định Huệ ở khu Taipo bị tình nghi thông qua kết hôn giả để nhận hòa thượng ở Trung Quốc Đại Lục đến Hồng Kông. Thích Trí Định là đệ tử của ông Thích Trí Huệ, trụ trì của chùa Bảo Liên, Hội trưởng Hội Liên hiệp Phật giáo Hồng Kông. Hai người làm kết hôn giả với Thích Trí Định trước sau đều nhậm chức ở chùa Bảo Liên của Thích Trí Huệ.
Theo ‘scandal” này, ngày càng nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến Thích Trí Huệ được phơi bày, chùa Bảo Liên còn bị chỉ trích vì chiếm đoạt đất đai tư nhân để xây dựng tháp Phật mà dính vào vòng lao lý kiện tụng. Theo truyền thông Hồng Kông, từ khi Thích trí Huệ tiếp quản chùa Bảo Liên năm 2005, ngày càng khiến chùa này trở thành thương nghiệp hóa. Bên cạnh đó, lý lịch của ông Thích Trí Huệ cũng không rõ ràng. Tháng 8/2014 Thích Trí Huệ từng lấy danh nghĩa cá nhân để bán ba khối bất động sản, tổng cộng hơn 27 triệu đô la Hồng Kông. Sổ sách của Chùa Định Huệ cho thấy, Thích Trí Huệ mỗi tháng thu được 5.000 đô la Hồng Kông tiền thù lao dành cho thành viên hội đồng quản trị.
Trụ trì Thích Trí Huệ thường ngày ngồi xe Mercedes-benz, đeo đồng hồ hiệu, đi lại có người hầu kẻ hạ và lái xe hộ tống, nói năng kênh kiệu. Chức vụ của ông này cho thấy quan hệ giữa ông ta và ĐCSTQ. Ông ta liên tục giữ vị trí đại biểu của khu vực Hồng Kông tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, lại được Trưởng đặc khu Hành chính do ĐCSTQ chỉ định ban tặng huân chương Đồng tử tinh kim và Bạch tử tinh kim (Silver Bauhinia Star and Bronze Bauhinia Star), hơn nữa còn có quan hệ mật thiết với Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Tháng 3/2000, Giang Trạch Dân tham dự hội nghị lần thứ 3 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thứ 9, khi Thích Trí Huệ phát ngôn tại hội nghị thì chuyên môn phối hợp với những việc ác đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, tuyên bố rằng Pháp Luân Công không phải tôn giáo, mà là tà giáo. Sau này khi nhận phỏng vấn của cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ông ta lại nhấn mạnh lần nữa, ủng hộ quốc gia đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời tỏ ra vô cùng vui mừng vì phát ngôn của ông ta nhận được sự khẳng định của ông Giang Trạch Dân.
Tháng 3/2001, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ  “Văn hối báo” (Wen Wei Po) và Liên hiệp Quỹ giáo dục Văn hóa Lịch sử Thanh thiếu niên Trung Hoa tổ chức cái gọi là triển lãm tranh lớn “tôn vinh văn minh, phản đối tà giáo”. Tham dự hoạt động với tư cách đại biểu Đại hội Nhân dân Toàn quốc, Thích Trí Huệ lại lần nữa công khai phỉ báng Pháp Luân Công, và chỉ trích những người ở Hồng Kông bao che và ủng hộ Pháp Luân Công.
Từ năm 2008 đến nay, Thích Trí Huệ bệnh tật toàn thân, tuổi đã ngoài 80 mà không ngừng bị truyền thông phơi bày các tin tức tiêu cực.

Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại http://tinhhoa.net